Thiết kế bàn bếp cao thấp từng được xem là xu hướng “đỉnh lưu” một thời. Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển của các xu hướng mới, thiết kế này đã dần mất đi vị thế của mình.

Theo thông tin trên mạng xã hội Tiểu Hồng Thư (Trung Quốc), hiện nay, kiểu bàn bếp cao thấp đã không còn được ưa chuộng trong các gia đình xứ tỷ dân. Lý do là thiết kế này không còn đáp ứng được các tiêu chí về thẩm mỹ, tính linh hoạt và công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu sống hiện đại ngày càng cao.

Một thiết kế trong bếp từng là

1. Thiếu tính thẩm mỹ

Thiết kế bàn bếp cao thấp thoạt nhìn tưởng tiện lợi, nhưng thực tế nó lại vô tình phá vỡ sự đồng nhất và tính thẩm mỹ của phòng bếp, tạo cảm giác không gian như bị chia cắt. 

Thêm vào đó, việc sử dụng bàn bếp cao thấp còn có thể gây ra sự bất tiện vì thiết kế chênh lệch chiều cao, làm mọi thứ trở nên lộn xộn và kém hiệu quả. Chúng đặc biệt bất tiện với những gia đình hiện đại cần sự nhanh gọn, đơn giản trong công việc bếp núc.

2. Không đáp ứng đa dạng chiều cao

Trước đây, bàn bếp cao thấp được cho là giải pháp lý tưởng giúp người dùng duy trì tư thế làm việc thoải mái khi nấu nướng. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như vậy.

Hãy thử tưởng tượng một gia đình có nhiều thành viên với chiều cao khác nhau. Khi bàn bếp có độ cao thấp cố định, chắc chắn sẽ có người cảm thấy không thoải mái khi sử dụng. Đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ, khu vực bàn bếp cao còn trở thành một rào cản, khiến các bé gặp khó khăn trong việc tham gia vào các công đoạn nấu nướng đơn giản.

Một thiết kế trong bếp từng là

3. Thiếu sự hài hoà với nội thất nhà bếp

Ngày nay, mọi người ngày càng chú trọng đến cả tính thẩm mỹ lẫn tiện ích trong thiết kế không gian sống. Điều này đòi hỏi mỗi thiết kế phải linh hoạt và dễ dàng kết hợp với các yếu tố khác trong nhà. Tuy nhiên, bàn bếp cao thấp lại khó đáp ứng yêu cầu này, vì nó không dễ hòa hợp với các nội thất nhà bếp như tủ bếp trên, tủ bếp dưới,…

Hơn nữa, thiết kế bàn bếp cao thấp còn khó thỏa mãn mong muốn của người tiêu dùng về một không gian bếp mang đậm dấu ấn cá nhân. Trên các nền tảng mạng xã hội, người ta thường chia sẻ những không gian bếp có tính thẩm mỹ cao, hài hòa và phong cách rõ ràng, thay vì những thiết kế cứng nhắc và thiếu sự linh hoạt như bàn bếp cao thấp.

4. Vấn đề chi phí và bảo trì

Về mặt chi phí, bàn bếp cao thấp thường có giá cao hơn so với một số thiết kế bàn bếp thông thường. Ngoài việc cần nhiều vật liệu hơn, quá trình lắp đặt cũng phức tạp hơn, khiến chi phí sản xuất và bảo trì bị “đội” lên đáng kể. 

Một thiết kế trong bếp từng là

5. Khả năng thích ứng và linh hoạt

Điểm yếu lớn nhất của thiết kế bàn bếp cao thấp chính là tính linh hoạt kém. Trong không gian bếp chật hẹp, việc phân chia bàn bếp thành các khu vực cao thấp sẽ làm giảm đáng kể diện tích sử dụng và tính hiệu quả của không gian. 

Những căn bếp nhỏ hay có hình dạng bất thường sẽ càng khó tận dụng được tối đa không gian nếu sử dụng thiết kế này. Đặc biệt, một khi đã lắp đặt xong, việc chỉnh sửa hay thay đổi bố cục là vô cùng khó khăn, làm hạn chế khả năng nâng cấp hay cải tạo sau này.

6. Khó tích hợp thiết bị

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, phòng bếp đã trở thành một khu vực không thể thiếu sự tích hợp của các thiết bị thông minh. Tuy nhiên, bàn bếp cao thấp lại khó đáp ứng điều này vì chúng thường không tương thích với các thiết bị bếp thông minh hiện nay. 

Đó là lý do bàn bếp cao thấp dần bị xem là 1 thiết kế lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại đặc biệt là những người yêu thích sự tiện ích, tính năng thông minh trong bếp.

Nguồn: Toutiao



Bản quyền © 2020 mocbeauty.vn

MỘC BEAUTY VIỆT NAM

Chúng tôi chỉ kinh doanh Online nhằm tối ưu chi phí sản phẩm đến tay người tiêu dùng.