Bạn có bao giờ gặp trường hợp quần áo vừa giặt xong nhưng phơi lên lại bị hôi, ố vàng? Hay đồ lót dù đã giặt sạch nhưng khi mặc vẫn khó chịu? Thực ra lỗi không phải ở máy giặt mà là ở cách bạn phơi đồ.

Phơi đồ mà cũng phơi sai được, nghe có vẻ khó tin nhưng rất nhiều người trong số chúng ta đều từng mắc phải những “bẫy” dưới đây.

5 kiểu phơi quần áo

1. Phơi đồ vào ban đêm

Nhiều người bận rộn cả ngày, tối mới có thời gian giặt và phơi áo quần. Nhưng phơi đồ ban đêm lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đó là do vào ban đêm nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, thậm chí có cả sương mù khiến quần áo không những không khô được mà còn hút thêm hơi ẩm trong không khí. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến ẩm mốc, xuất hiện vết đen và mùi khó chịu, quần áo giặt rồi cũng như chưa giặt.

5 kiểu phơi quần áo

Chưa kể ban đêm còn có côn trùng hoặc bụi bẩn bám vào quần áo, làm tăng nguy cơ gây kích ứng da. Vậy nên nếu buộc phải giặt đồ buổi tối, hãy dùng máy sấy để làm khô nhanh trước để đảm bảo an toàn và sạch sẽ hơn.

5 kiểu phơi quần áo

2. Phơi đồ lót trong nhà tắm để khô tự nhiên

Đồ lót cần được “chăm sóc đặc biệt” vì tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhạy cảm. Nhiều người có thói quen sau khi tắm xong, tiện tay giặt đồ lót rồi treo ngay trong nhà tắm để khô, nghe có vẻ tiện lợi và kín đáo nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe.

5 kiểu phơi quần áo

Nhà tắm thường ẩm ướt, ít thông gió, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Các loại vi khuẩn trong không khí dễ bám vào quần áo, sinh sôi nhanh chóng, nhất là với đồ lót chỉ để khô tự nhiên. 

Theo nghiên cứu, một chiếc quần lót ẩm phơi trong nhà tắm có thể chứa hàng triệu vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh. Mặc những món đồ này lên người, cơ thể sẽ rất dễ bị khó chịu hoặc viêm nhiễm.

5 kiểu phơi quần áo

Đồ lót tốt nhất nên được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì tia UV có khả năng diệt khuẩn hiệu quả. Nếu không có điều kiện, có thể dùng máy sấy tóc để sấy khô nhanh hoặc đặt đồ ở nơi thông thoáng, khô ráo để phơi.  

5 kiểu phơi quần áo

3. Phơi đồ trong nhà vào ngày mưa

Những ngày mưa liên tiếp, quần áo giặt xong chất đầy, nhiều người buộc phải phơi khô tự nhiên trong nhà. Tuy nhiên, cách này khiến quần áo dễ bị ẩm mốc, bốc mùi khó chịu.

Vào ngày mưa, độ ẩm không khí cao khiến sợi vải hấp thụ thêm hơi nước, làm quần áo lâu khô, dễ xuất hiện mùi mốc khó xử lý. Thậm chí, mùi này còn bám dai và có thể gây kích ứng da.

5 kiểu phơi quần áo

Vậy nên trong những ngày mưa, giải pháp là sử dụng máy sấy quần áo nếu có điều kiện. Nếu không, hãy phơi đồ trong phòng bật điều hòa, thêm quạt để thổi giúp quần áo khô nhanh và không bị mùi. 

5 kiểu phơi quần áo

Vào mùa mưa dai dẳng, nhiều gia đình cũng có thể dùng bàn sưởi hoặc bếp điện nhỏ để hong quần áo. Phương pháp này vừa nhanh, tiết kiệm điện lại rất hiệu quả.  

5 kiểu phơi quần áo

4. Phơi đồ lụa tơ tằm dưới nắng gắt

Quần áo làm từ lụa hay tơ tằm thường mềm mại, nhẹ nhàng và mặc lên rất thoải mái. Nhưng đây cũng là chất liệu “khó tính”, đòi hỏi phải giặt và phơi đúng cách.

Nhiều người thường không để ý, giặt xong đem phơi ngay dưới ánh nắng mạnh. Kết quả là quần áo bị ố vàng, cứng, nhăn nhúm, thậm chí hỏng hẳn. Lý do là sợi tơ tằm rất dễ tổn thương, bị ánh nắng gay gắt chiếu vào rất dễ đứt gãy, gây co rút và nhăn vải.

5 kiểu phơi quần áo

Ngoài ra, lụa tơ tằm thường được nhuộm bằng thuốc nhuộm tự nhiên, màu sắc không bền như vải công nghiệp. Vì thế, việc phơi nắng hoặc giặt máy có thể khiến vải bạc màu, mất đi độ bóng đặc trưng, làm quần áo trông kém sang và khó chịu khi mặc.

Do đó, hãy phơi quần áo lụa, tơ tằm ở nơi thoáng gió, râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

5. Phơi đồ không lộn mặt trong ra ngoài

Nhiều người không chú ý đến việc lộn mặt trái hay mặt phải của quần áo khi phơi dẫn đến tình trạng đồ mới giặt vài lần đã phai màu, thô cứng và mất đi sự mềm mại. Nguyên nhân chính là do ánh nắng mạnh và tia UV trực tiếp làm hỏng cấu trúc sợi vải.

Ánh nắng gay gắt không chỉ làm quần áo bạc màu mà còn khiến chất liệu trở nên giòn, cứng, gây khó chịu khi mặc.

5 kiểu phơi quần áo

Vậy nên với đồ sáng màu hoặc đắt tiền, khi phơi bạn hãy lộn mặt trong ra ngoài để tránh bạc màu và giữ được độ bền của vải. Mặt khác, cách này cũng giúp hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn hoặc côn trùng bám vào. Đặc biệt, các loại côn trùng như ruồi, ong có thể để lại trứng trên vải, gây nguy cơ dị ứng, các bệnh da liễu hoặc phụ khoa.

Nguồn: Toutiao 



Bản quyền © 2020 mocbeauty.vn

MỘC BEAUTY VIỆT NAM

Chúng tôi chỉ kinh doanh Online nhằm tối ưu chi phí sản phẩm đến tay người tiêu dùng.